Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Thiếu Giấy Phép, Nhiều Lao Động Nước Ngoài Đã Vi Phạm Pháp Luật

Bà Nguyễn Thị Hải Vân, hiện đang là Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTB&XH) đã có chia sẻ, hiện nay nhiều nhà thầu nhận lao động nước ngoài đến làm việc nhưng không có giấy phép lao động.

Việc cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc có điểm gì khác so với trước đây?

- Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ra ngày 05/9/2013 thay cho Nghị định số 34/2008/NĐ-CP và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP đã tạo mọi điều kiện cho lao động người Việt có chuyên môn và trình độ vào làm việc trong các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở một số vị trí cao hợn như quản lí, điều hành, giám đốc thì lao động Việt Nam không đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ cho thuê lao động nước ngoài có đủ trình độ và chuyên môn kĩ thuật.

Bà Nguyễn Thị Hải Vân - Cục trưởng Cục Việc Làm
Theo nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thủ tục xin giấy phép lao động rất mất thời gian nhưng nhân viên hoặc đối tác của họ chỉ làm việc trong vòng từ 1-2 ngày, rất phức tạp và tốn kém thời gian. Vậy ý kiến của bà như thế nào về việc này?

Chúng tôi cũng đã có suy nghĩ về trường hợp này, hiểu được những khó khăn và hạn chế trên nên đã chỉ đạo các địa phương và ban ngành liên quan để xử lí những trường hợp phát sinh như trên. Bộ Lao động thương binh xã hội cũng đang đề xuất sửa chữa với Chính phủ để bổ sung Nghị định 102/2013/NĐ-CP cho linh hoạt hơn.

Bà có nghĩ rằng là Nghị định 102/2013/NĐ-CP gây rắc rối và phức tạp trong vấn đề tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp?

Ở nhiều nước thì các vị trí tuyển dụng lao động không chỉ cần bằng cấp chuyên môn mà còn phải kiểm tra trình độ tiếng Anh, kinh nghiệm….Còn đối với thị trường lao động Việt Nam, thì thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài được quán triệt một cách chặt chẽ để đáp ứng quyền lợi cho người lao động Việt Nam nhưng lại ảnh hưởng đến việc tuyển dụng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, một số vị trí lao động Việt Nam không đáp ứng được thì mới đến lượt người lao động nước ngoài có nhu cầu tìm việc để giúp đơn giản hóa một số thủ tục, Bộ lao động thương binh và xã hội đã đề xuất và được Chính phủ cho phép thực hiện theo Nghị quyết số 47/NQ-CP.

Theo quy định thì cứ làm việc dưới 3 tháng thì không cần phải xin giấy phép lao động. Nhiều người lợi dụng điều đó nên cứ hết thời hạn thì quay về nước rồi trở lại Việt Nam. Bà nghĩ sao về vấn đề này?

Hiện nay có rất nhiều nhà thầu, doanh nghiệp có lao động nước ngoài đến làm việc (kể cả làm việc dưới 3 tháng) nhưng không có giấy phép lao động. Chúng tôi đã nghe phản ánh về vấn đề này rất nhiều và điều đó là vi phạm pháp luật.

Lao động nước ngoài tại Việt Nam
Việc cấp giấy phép lao động và quản lí nguồn lao động nước ngoài là trách nhiệm của cơ quan quản lí nào?

Theo quy định thì đó là trách nhiệm của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Các cơ quan chức năng địa phương giới thiệu, cung ứng lao động của Việt Nam làm việc cho các nhà thầu ở các vị trí công việc dự kiến tuyển lao động người nước ngoài; đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường công tác thanh tra việc tuyển và nhận lao động nước ngoài của doanh nghiệp...

Về phía Bộ lao động thương binh và xã hội, sẽ tích cực hơn trong việc hỗ trợ địa phương trong công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và luật lao động nói riêng. Cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam để vừa tạo điều kiện cho việc quản lí thêm chặt chẽ và là điểm thu hút đầu tư nước ngoài.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét