Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Thủ Tục Để Con Riêng Của Vợ Mang Họ Của Cha Dượng

(ĐSPL) - Muốn đổi họ cho con theo họ của cha dượng, trước tiên cần làm thủ tục nhận con của vợ làm con nuôi; sau đó tiến hành các thủ tục cải chính Giấy khai sinh.

Theo quy định của Chính phủ thì việc đăng kí họ và quê quán của trẻ khi làm giấy khai sinh dựa vào Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 2/6/2008 của Bộ Tư pháp hoặc theo như thỏa thuận của gia đình là sẽ lấy họ cha hay họ mẹ.
Con riêng của vợ có thể mang họ của cha dượng không?
Trong trường hợp con ngoài giá thú, gia đình không công nhận người cha thì sẽ lấy theo họ và quê quán của người mẹ.

Còn đối với trường hợp nam nữ tự nguyện sống với nhau mà không có sự công nhận của Pháp luật thì việc xác định như sau:

- Vào lúc đăng kí khai sinh người cha nhận con thì chính quyền địa phương sẽ giải quyết việc nhận con và cho bé mang họ của cha theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Trường hợp mang họ mẹ thì phải theo phong tục tập quán hoặc thỏa thuận của gia đình.

- Nếu người cha không chịu nhận con thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ quyết định để trẻ theo họ mẹ.

Con riêng của vợ và cha dượng có thể mang cùng một họ không?

Nếu muốn đổi họ cho con riêng của vợ sang cha dượng thì điều đầu tiên cần làm thủ tục nhận con nuôi sau đó thì tiến hành làm thủ tục đổi họ 

Hồ sơ nhận con nuôi được quy định như sau:

Thứ nhất, hồ sơ của người nhận con nuôi: Đơn xin nhận con nuôi; Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ có liên quan; phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khỏe do các cơ quan y tế cấp; Giấy tờ xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do do địa phương chứng nhận.

Thứ hai, bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi trong nước gồm: Giấy khai sinh; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế; hai tấm ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng. 1 tháng là thời gian để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ con nuôi

Theo như Luật nuôi con nuôi thì hàng ưu tiên thứ nhất là cha dượng, mẹ kế rồi mới đến cô, dì, chú, bác. 

Nghị định số 19/2011/NĐ-CP cho phép đăng kí nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng kí thường trú của người nhận con nuôi.

Điều kiện nhận con nuôi phải được sự đồng ý của cả cha lẫn mẹ (có thể được ủy quyền cho người còn lại). Nếu đứa trẻ trên 9 tuổi thì phải được sự đồng ý của  trẻ em đó.

Người nhận con nuôi có thể thay đổi họ tên của con nuôi và phải được sự đồng ý của người đó nếu như đứa bé trên 9 tuổi Điều 27 Bộ Luật Dân sự và Điều 24 Luật Nuôi con nuôi.

Khi xét thấy các bên có đầy đủ điều kiện thuộc Luật nuôi con nuôi thì ủy ban tại địa phương sẽ trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi, tổ chức giao nhận và lưu vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người trong cuộc. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi sẽ được gửi lại Ủy ban theo địa chỉ cư trú.

Theo như Nghị định số 158/2005/NĐ-CP  thì UBND cấp xã, nơi đăng ký khai sinh sẽ có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ tên cho người dưới 14 tuổi và UBND cấp huyện sẽ giải quyết đối với những trường hợp trên 14 tuổi.
Sau khi hoàn thành mọi thủ tục thì con riêng có thể nhận họ của cha dượng.

Quy định trong việc thay đổi họ cho con

Cần phải nộp tờ khai theo mẫu, đưa ra giấy khai sinh bản gốc và tất cả những giấy tờ liên quan.

Trong 3 ngày, nếu đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật và sẽ ghi vào sổ đăng kí khai sinh về quyết định thay đổi họ tên. Chủ tịch Ủy ban xã hoặc huyện sẽ cấp cho đương sự bản chính, những nội dung ghi chú phải được ghi lại cẩn thận.

Sau khi đăng kí nhận con nuôi đối với con riêng của vợ thì cha dượng có quyền yêu cầu chính quyền địa phương đổi tên con theo họ của mình đúng với quy định của Pháp luật.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét