Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Mặt Trái Của Các Ngoại Binh Ở V.League Là Gì?

Nhiều cầu thủ ngọai đã có cơ hội đổi đời khi qua Việt Nam mặc dù mức lương được trả ở nước ta không quá cao nhưng có phần nhỉnh hơn ở quê nhà. Tuy nhiên, họ đã để mất quốc tịch, mất cả công việc mà không biết gọi ai khi họ bị rơi vào guồng quay bóng đá.

Cầu thủ nước Cameroon với lá thư cầu cứu

Belini Celestin Didner – cầu thủ đến từ Cameroon, đã gắn bó với Việt Nam 8 năm. Anh bắt đầu tham gia đội Hòa Phát Hà Nội vào năm 2008 và đá cho đội Than Quảng Ninh từ năm 2009 đến năm 2013, năm 2014 anh vào đội Cần Thơ. Cần Thơ đã kết thúc hợp đồng với anh cho năm 2015 và cho Belibi tiền để anh có thể mua vé quay về quê hương của mình sau mùa giải năm 2014. Không lâu sau, ông chủ Than Quảng Ninh đã liên hệ với Belibi và hứa sẽ làm giấy tờ nhập tịch cho anh. Anh chia sẻ với  Báo Lao Động rằng anh chọn ở lại Việt Nam và phá vỡ hợp đồng với Cần Thơ vì vợ anh ở Quảng Ninh. Anh sẽ mở lớp học dạy bọn trẻ đá bóng như Minh Tuấn khi anh gác lại chuyện chơi bóng. 

Thế nhưng câu chuyện lại không kết thúc tốt đẹp như vậy. Khi Belibi đến Quảng Ninh và nói chuyện với ông chủ Than Quảng Ninh, họ có hứa sẽ làm hộ chiếu ở Việt Nam cho anh. Khi Belibi từ bỏ quốc tịch của mình và tiến hành làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam thì đột nhiên, VFF ra luật chỉ có thể có một ngoại binh nhập tịch ở mỗi đội. Và khi ấy Đinh Hoàng Max đã ở trong đội Than Quảng Ninh. Ngay lập tức, Belibi đã trở nên dư thừa dù ông chủ và nhân viên Than Quảng Ninh nói vẫn làm điều kiện nhập tịch cho anh khi họ có giấy tờ giấy tờ cần thiết của anh, anh vẫn có thể tham gia ở mùa giải sau.
Cầu thủ xuất sắc Belibi với 8 năm thi đấu tại Việt Nam
Cầu thủ Belibi đã nói rất chi tiết trong lá thư cầu cứu của mình: “Tôi đã tự làm tất cả giấy tờ mà Than Quảng Ninh đưa cho tôi. Họ có hứa cho tôi 20 triệu đồng 1 tháng nhưng tôi cũng chỉ nhận được 2 lần. Họ nói cần làm giấy tờ trước khi tôi đề cập đến chuyện tiền bạc. Thậm chí, tôi cần tiền họ cũng chẳng quan tâm. Vào thời điểm ấy, tôi đã tự mình làm tất cả giấy tờ vì tôi đã không còn sự lựa chọn nào khác.

Ở Quảng Ninh, tôi có một căn nhà và để hoàn thành giấy tờ nhập tịch, tôi bắt buộc phải đặt giấy tờ nhà. Tôi cũng phải tự mình làm tất cả giấy tờ từ bỏ quốc tịch Cameroon trong khỏang 1 năm qua khi trong tay không có việc cũng không có tiền. Khi tôi có đầy đủ giấy tờ và đi hỏi thì không một ai trả lời trong suốt 3 tháng.

Khi hộ chiếu của tôi sắp hết, tôi có đến gặp Than Quảng Ninh để làm hợp đồng và giấy phép lao động như năm ngoái họ từng làm cho tôi, nhưng họ cũng không giúp dù chỉ là chuyện nhỏ nhất. Tôi xin họ rằng nếu không thể nhập tịch cho tôi thì hãy giúp tôi làm giấy phép lao động để tôi có thể ở lại Việt Nam cho đến lúc tôi có lại được quốc tịch của quê hương mình. Tôi sắp sửa mất nhà vì món nợ vay mượn tôi không thể trả nổi. Tôi cũng không thể trở lại quê hương hay có thể làm việc ở bất cứ đâu khi tôi không có quốc tịch. Than Quảng Ninh cũng không quan tâm khi biết rằng tôi chỉ còn 1 tháng để trả tiền hoặc tôi sẽ mất nhà. Tôi không biết tôi đã làm gì sai với họ mà họ lại đối xử với tôi như thế. Tôi chỉ cầu xin ai đó giúp đỡ…”

Trách nhiệm thuộc về ai?

Cựu HLV Than Quảng Ninh – Đinh Cao Nghĩa xác nhận rằng: “Tôi là người đã đề xuất với lãnh đạo việc xin nhập tịch cho cầu thủ Belibi và cũng được nhận sự đồng ý. Tôi là người gọi anh ấy về làm thủ tục. Thế nhưng, tôi đã không còn làm HLV đội ở cuối mùa giải trước. Vì vậy tôi không rõ rắc rối nằm ở đâu, chỉ biết rằng gần đây anh Belibi có tìm gặp tôi trình bày hoàn cảnh khó khăn và cầu xin sự giúp đỡ. Nhưng tôi không còn ở đội nên chỉ có thể khuyên anh ấy gặp trực tiếp và xin giúp đỡ từ CLB…”.
Ai cũng trốn tránh trách nhiệm
Ông Trần Lê Trung – Chủ tịch Hội CĐV Than Quảng Ninh nói: “Trước tết, tôi có cho Belibi chút tiền khi anh bảo có người thân ở quê nhà bệnh phải phẫu thuật chữa trị nhưng lại không có tiền. Thấy hoàn cảnh Belibi khó khăn nên các anh em cầu thủ, CĐV cũng góp một ít. Anh ấy muốn có cuộc sống lâu dài ở Việt Nam khi đã có thời gian gắn bó lâu dài với nơi đây nên chúng tôi cũng muốn giúp và mong cậu ấy có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng khó khăn này…”

Sẽ không có một ai đứng ra chịu trách nhiệm trường hợp các ngoại binh gặp khó khăn tìm việc bởi những chuyện “không đâu” của nền bóng đá Việt Nam, điển hình là trường hợp của cầu thủ đến từ Cameroon - Belini Celestin Didner…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét