Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Sự An Toàn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam

Ngày 19.5, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đã có cuộc gặp gỡ với đại diện cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI). Ông Vũ Tiến Lộc – hiện đang là Chủ tịch VCCI – chia sẻ hiện nay đã có khoảng 80-90% số doanh nghiệp FDI trở lại hoạt động như bình thường.

Đến với cuộc gặp gỡ này, đại diện của các doanh nghiệp FDI khẳng định các đối tượng quá khích đã lợi dụng tuần hành phản đối TQ đặt giàn khoan trái phép để gây ra những hành vi gây rối trật tự nơi công cộng, trộm cắp, phá hoại tài sản… là những sự cố vô cùng đáng tiếc trong thời gian qua.

Biểu tình phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép

An toàn là yếu tố hàng đầu

Bà Liu Mei The - Tổng hội trưởng Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam cho biết: Nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi xem Chính Phủ Việt Nam có những biện pháp nào để đảm bảo cho sự an toàn và tương lai của doanh nghiệp FDI và chúng tôi vẫn đặt niềm tin vào Việt Nam. Điều đó cũng sẽ được củng cố khi chính phủ có những biện pháp cụ thể.

Nói về vấn đề an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, thì thiếu tướng Nguyễn Hồng Lĩnh - Cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư - Bộ Công an cho biết, sẽ tăng cường lực lượng kịp thời để không có những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Ông cũng đã đưa 5 biện pháp để đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư.

Đại diện Bộ lao động thương binh xã hội - ông Lê Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương cho biết, hiện nay bộ đã có những chỉ đạo sát sao tới các địa phương, thống kê và nêu rõ mức độ thiệt hại của các doanh nghiệp đồng thời yêu cầu địa phương cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền đối với lao động của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp FDI Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến vấn đề về thuế, hải quan và bảo hiểm. Ông Lưu Đức Huy - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cho biết, vào ngày 16.5, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có công điện số 01 gửi đến các địa phương, cục hải quan, thuế, tài chính... Để đưa ra các biện pháp để giúp đỡ doanh nghiệp trong vấn đề này, khẩn trương kiểm tra, bồi thường để giúp doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất, nhập khẩu.

Yêu cầu giám đốc sở tài chính tại các địa phương phối hợp thực hiện đồng thời các biện pháp đảm bảo hoạt động bình thường của các doanh nghiệp. Bộ khoa học đào tạo phối hợp ủy ban nhân dân các tỉnh để nắm bắt tình hình, chỉ đạo các sở kế hoạch và đầu tư thực hiện  các biện pháp để đảm bảo an ninh, an toàn cho các doanh nghiệp FDI trở lại hoạt động bình thường và không có những sự kiện tương tự xảy ra. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có công văn thông báo về tình hình và những chia sẻ tổn thất của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.

Kiên quyết không để xảy ra biểu tình trái Pháp luật

Chia sẻ khó khăn

Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã có cuộc thăm hỏi và khảo sát tình hình tại Bình Dương. Chính phủ VN đã phản ứng công khai và nhanh chóng trong giải quyết tình huống. Khi sự cố đáng tiếc xảy ra, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh có điện đàm với những người đồng cấp các nước và chủ động liên hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.. để thông báo tình hình và trao đổi thông tin về việc bảo hộ công dân, nhưng thực ra đây chỉ là biện pháp cấp thời để ổn định tình hình. 

Việt Nam đưa ra biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn trong tiền lương, bảo hiểm, giấy phép lao động

0 nhận xét:

Đăng nhận xét