Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Nên Ưu Tiên Cho Lao Động Việt Nam

Theo nguồn tin từ Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH), cho đến ngày 21/8/2014 tại khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), có hơn 3000 lao động, trong đó có khoảng 3500 lao động Việt Nam, 3.515 lao động đến từ nước ngoài (trong 3.515 lao động nước ngoài có hơn 1000 lao động người Trung Quốc, còn lại đến từ 28 vùng lãnh thổ, và quốc gia khác nhau). 

Chỉ tiêu tuyển dụng theo tiến độ 

Bà Nguyễn Thị Hải Vân – hiện đang là Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, theo dự kiến thì các nhà thầu của dự án Formosa sẽ tuyển và sử dụng trên 10.000 lao động Trung Quốc đối với 29 đơn vị theo tiến độ xây lắp công trình. Điều này sẽ được xem xét và quyết định theo từng nhà thầu và địa điểm khác nhau.

Bà Nguyễn Thị Hải Vân chia sẻ với báo chí
Theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ thì đến ngày 27/8/2014 ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mới chính thức chấp thuận hơn 2000 chỉ tiêu về lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

Hiện nay các nhà thầu đang có ý kiến đề xuất thêm 2.700 chỉ tiêu trong thời gian tới nhưng chưa nhận được sự chấp thuận. Theo như báo cáo của BQL kinh tế Hà Tĩnh thì vào thời kì cao điểm, các nhà thầu cần khoảng 4,5 – 5 vạn lao động, trong đó phần lớn là người lao động nước ngoài. 

Linh hoạt nhưng nghiêm túc. 

Hiện BQL khu kinh tế Vũng Áng đã được nhà nước ủy quyền trong việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các dự án của Fomosa Hà Tĩnh. Đối với lao động làm việc ngắn hạn ở các giai đoạn xây lắp tại các nhà thầu, Hà Tĩnh đã áp dụng linh hoạt công tác quản lí trong những dự án nước ngoài và đã có những chuyển biến tích cực.

Chính vì thế đã có thể kiểm soát được lao động nước ngoài khi làm việc với các nhà thầu. Cơ quan quản lí và các chủ đầu tư đã có những thỏa thuận và cam kết nhất định trong việc phân chia trách nhiệm và báo cáo cập nhật tình hình lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại các nhà thầu.  

Lao động nước ngoài tại Việt Nam
Những người lao động nước ngoài trong đó có cả lao động Trung Quốc được bố trí chỗ ăn nghỉ tại các khu kí túc xá, để dễ dàng trong việc kiểm soát và đảm bảo an ninh trật tự. Tỉ lệ người lao động nước ngoài so với người lao động Việt Nam là 1/8, lúc cao điểm có thể lên 1/4. 

Nguyên nhân là do trình độ lao động Việt Nam tại các địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Người lao động Việt có nhu cầu làm việc lâu dài trong các vị trí của doanh nghiệp còn họ thì chỉ muốn tuyển ngắn hạn. Còn về phía nhà thầu cho rằng rào cản ngoại ngữ là yếu tố đầu tiên để họ quyết định không chọn lao động Việt. Bộ lao động thương binh và xã hội đang có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam tại các công trình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét