Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Bản Dự Thảo Luật Bảo Hiểm Sửa Đổi

Cần có những sửa đổi bổ sung một số quyền của người lao động trong việc tham gia bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ và thân nhân.

Phải mở rộng đối tượng tham gia BHXH

So với Luật bảo hiểm xã hội đang áp dụng hiện nay, dự thảo đã bổ sung một số quy định về các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người có hợp đồng lao động từ  1-3 tháng được giao kết bằng văn bản hay công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã có giấy phép lao động. Tuy nhiên có nhiều người cho rằng, không nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể bằng lời nói, hành vi vẫn có thể được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài ra cũng cần có các quy định chặt chẽ để tránh tình trạng lách luật của các doanh nghiệp kí không đủ thời gian để người lao động không được hưởng bảo hiểm.
Người lao động phải tham gia BHXH đầy đủ
Trường hợp gần đây nhất là một số người lao động của công ty cổ phần Trường Thịnh (TP Hồ Chí Minh) phản ánh rằng họ đã làm việc được gần 3 năm nhưng vẫn chưa được kí hợp đồng lao động và dĩ nhiên là cũng không được tham gia bảo hiểm xã hội. Nhiều doanh nghiệp không khai báo hoàn toàn số lao động hiện đang có, vì vậy tình trạng lao động luôn thấp hơn. Theo thống kê thì ít nhất có khoảng hơn 7 triệu người không được tham gia bảo hiểm xã hội.

Để khắc phục tình trạng này,  theo quy định ở khoản 1, Điều 16 của Dự thảo Luật BHXH đã quy định 4 nhóm hành vi bị nghiêm cấm (không đóng Bảo hiểm xã hội; đóng không đúng mức quy định; đóng không đúng thời gian quy định; đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH). Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo cần có chế tài, mức xử phạt phải tỉ lệ thuận với số tiền trốn đóng của các doanh nghiệp.

Không thể xem là “nợ BHXH”

Thực tế hiện nay, trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thì chỉ được đóng bảo hiểm xã hội so với mức lương theo hợp đồng lao động và chỉ cao hơn một ít so với mức lương do Nhà nước quy định và thấp hơn rất nhiều so với thu nhập thực tế của người lao động. Theo như tài liệu thống kê thì tiền bảo hiểm y tế chỉ bằng 66% tiền lương thực tế, số còn lại học chuyển thành các loại trợ cấp và phụ cấp khác nhau để né tránh mức đóng bảo hiểm. Nếu như tình hình như vậy thì sau này họ chỉ nhận được số tiền trợ cấp hưu trí.

Khắc phục tình trạng "nợ  BHXH"
Để khắc phục tình trạng này, theo quy định ở khoản 2, Điều 89 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: “Kể từ đầu năm 2018, số tiền đóng BHXH là mức lương kèm theo phụ cấp và các khoản bổ sung khác ghi trên hợp đồng”. Các doanh nghiệp vẫn có thể trốn đóng bảo hiểm bằng cách không ghi các khoản phụ cấp cho nên cách tốt nhất là dựa vào thu nhập thực tế của người lao động.

Nhiều doanh nghiệp vẫn trừ tiền của nhân viên nhưng không đóng bảo hiểm y tế. Pháp luật đã thiếu chế tài mạnh mẽ để khiến cho các chủ doanh nghiệp tự chủ động đóng bảo hiểm. Tình trạng trốn đóng bảo hiểm ngày càng gia tăng, có nhiều tình trạng đã bị khởi kiện nhưng vẫn không được thi hành án một cách hiệu quả.

Hành vi này được xem là chiếm đoạt và sử dụng trái phép tài sản sở hữu của người khác với quy mô lớn cần phải xử lí đúng người đúng tội.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét