Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Có Nên Đứng Tên Giùm

Xuất phát từ việc nhập nhằng giữa tặng, cho và nhờ đứng tên giùm diễn ra khá phổ biến do luật chưa rõ ràng và dẫn đến việc tranh chấp tài sản giữa Việt kiều và người trong nước.

Ông Phan Thanh Tâm  (quận 8, TP HCM) đã bị bà Chernicki Ngọc Anh (Việt kiều Mỹ) tố cáo việc chiếm đoạt chiếc xe hơi mà bà đã gửi tiền về nhờ mua và đứng tên giùm. Còn ông Tâm thì cho rằng bà Ngọc Anh đã cho ông trong lúc tình cảm còn mặn nồng.

Nhập nhằng việc cho hay đứng tên giùm
Do pháp luật chưa có quy định rõ ràng trong việc đứng tên giùm nên có rất nhiều vấn đề xảy ra xung quanh và cách giải quyết là đưa ra tòa.

Nhập nhằng trong các khâu

Việc Việt kiều nhờ người trong nước đứng tên giùm các tài sản quan trọng diễn ra rất thường xuyên. Vì để làm thủ tục mua các tài sản như căn hộ hay xe hơi đều rất phức tạp (như phải có thẻ tạm trú, có giấy chứng nhận nguồn gốc quốc tịch Việt Nam…).

Điều làm đau đầu các nhà thẩm phán là việc chuyển tiền từ nước ngoài về như vậy không có bất cứ bằng chứng hay giấy tờ gì để chứng minh nên rất khó khăn trong việc phán xét.

Mỗi thẩm phán có một cách xử lí khác 

Xử lí việc đứng tên giùm, có một số tòa án xét rằng giữa hai bên đã có giao dịch đứng tên giùm. Nếu tại thời điểm xét xử, Việt kiều đã có đủ các điều kiện để sở hữu tài sản thì sẽ được công nhận quyền sở hữu còn không thì sẽ phát mãi tài sản đó và hoàn tiền lại.

Nếu giá trị tài sản tăng gấp nhiều lần thì sẽ chia đều cho các bên hoặc căn cứ theo công sức đóng góp của người đứng tên giùm.

Tuy nhiên cũng có những thẩm phán không chấp nhận việc đứng tên giùm, giao dịch đó đã không có hiệu lực ngay từ lúc bắt đầu nên khối tài sản đó sẽ được phát mãi và hoàn trả lại số tiền ban đầu cho Việt kiều.
Mỗi tòa xử một kiểu
Theo bộ luật dân sự 1995, thì các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm pháp luật thì các tài sản sẽ được tịch thu và xung vào công quỹ. Còn đối với Bộ luật dân sự năm 2005 thì không có quy định đối với trường hợp này nên sự phán xét tùy thuộc vào thẩm phán. Có lúc thì được chia đều cho hai bên hoặc hoàn toàn thuộc về Việt kiều hoặc chia theo đóng góp của hai bên.

Cần có những quy định rõ ràng

Các vụ tranh chấp giữa cho và đứng tên giùm hay cho và vay mượn ngày càng nhiều do không chưa có sự quy định điều chỉnh loại giao dịch đặc trưng này.

Các cơ quan chức năng nên có những hướng dẫn cụ thể rằng việc đứng tên giùm có phải là một quan hệ hợp pháp hay không. Việc có những quy định rõ ràng sẽ giúp hai bên bớt đi những tranh chấp và có sự thống nhất trong xét xử của nhà nước.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét