Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Sau Vụ Quá Khích

Ngày 20/5, đích thân thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã họp bàn và đưa ra những giải pháp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp do các hành vi vi phạm pháp luật ở một số địa phương.

Trong thời gian vừa qua, nhân dân cả nước đã cật lực phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí trong vùng biển của Việt Nam. Nhiều người đã đứng lên biểu tình trong đó đã có một số thành phần quá khích gây ra những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự an ninh xã hội và ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

Biểu tình chuyển sang bạo động
Nhà nước đã nhanh chóng có những kế hoạch đồng bộ để ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để các hành vi trên. Đảm bảo tình hình trật tự và an ninh xã hội cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan doanh nghiệp và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Để giúp đỡ và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc khắc phục thiệt hại, thủ tướng chính phủ đã có những yêu cầu như sau:

1. Động viên khuyến khích các nhà đầu tư và sản xuất yên tâm kinh doanh tại Việt Nam

2. Các cơ quan ban ngành có liên quan và địa phương cần hết sức hỗ trợ các doanh nghiệp để nhanh nhất khắc phục được hậu quả. Có nhiều chính sách giúp đỡ, hỗ trợ trên tinh thần xây dựng cùng phát triển. Tập trung vào những công việc cụ thể sau:

a) Cán bộ ủy ban nhân dân, thành phố có doanh nghiệp bị thiệt hại cần năm chắc tình hình, nhanh chóng giải quyết các vấn đề về hành chính, xác nhận tài sản bị thiệt hại, nếu các hồ sơ, tài liệu bị mất thì dựa trên cam kết của các doanh nghiệp và hậu kiểm.

b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan:

  • Hướng dẫn các doanh nghiệp nhanh chóng làm thủ tục bảo hiểm, xác định giá trị thiệt hại để dễ dàng bồi thường với thủ tục nhanh chóng và đơn giản. 
  • Đối với việc thu thuế, dựa trên căn cứ thiệt hại để có thể gia hạn. Thời gian gia hạn tối đa là 2 năm, những doanh nghiệp bị thiệt hại thì cũng sẽ không bị phạt vì nộp chậm.
  • Đối với hải quan, chúng ta sẽ thực hiện việc miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, đối với những mặt hàng tổn thất của các doanh nghiệp bị thiệt hại.
  • Những hàng hóa, dịch vụ bị thiệt hại mà không được bồi thường cũng sẽ được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng (kể cả các trường hợp không có chứng từ hay hóa đơn)
  • Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong năm 2014, được giảm 30% nhưng không vượt giá trị tài sản bị thiệt hại.
c) Bộ LĐTBXH cần có những biện pháp kịp thời để cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, thủ tục cấp giấy phép lao động cũng đơn giản và nhanh gọn hơn. Bộ công an cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất để có thể cấp thị thực cho các nhà đầu tư có nhu cầu bổ sung lao động nước ngoài.

Thủ tục đơn giản, nhanh chóng
Người lao động sang Việt Nam làm việc chỉ cần có Phiếu lí lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, thêm vào đó chỉ cần có trình độ đại học hoặc 5 năm kinh nghiệm làm việc. Đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại tài sản và chưa có khả năng hoàn trả tiền công cho người lao động thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Chính sẽ trợ cấp phần tiền lương còn nợ để giải quyết cho người lao động.

d) Ngân hàng Nhà nước VN cùng với các tổ chức tín dụng đã nhanh chóng triển khai việc cho vay nhằm nhanh chóng khắc phục việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

e) Đối với Bộ công an cần khẩn trương điều tra làm rõ và xử lí nghiêm những người đã có hành vi trái pháp luật trên. Nhanh chóng thu hồi lại tài sản và các thiết bị đã bị đánh cắp để trả lại cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét