Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Những Khu Nhà Ổ Chuột Của Lao Động Việt Nam Tại Belarus

Với mong muốn vượt qua được cái nghèo của làng quê huyện Kì Anh (Hà Tĩnh), bà Võ Thị Loan đã cố gắng chạy vạy và cầm cố sổ đỏ căn nhà để có được 100 triệu đồng cho anh con trai Lê Văn Long (20 tuổi) sang Belarus làm việc.

Tối 11/9, anh thở phào nhẹ nhõm khi được đặt chân về Việt Nam, không còn phải sống trong cảnh vạ vật, lay lắt qua ngày như khi ở bên đó. Tiền vé máy bay về nước cũng do mẹ anh tất tả chạy tiền để gửi qua.

20 tuổi, là trụ cột gia đình, anh không đến giảng đường như bao bạn bè đồng trang lứa mà phải ở nhà phụ giúp gia đình, tìm cơ hội để đi làm việc nước ngoài. Rồi Long thông qua giới thiệu được nhận vào làm ở công ty Mobie Center (MC) với 500 USD mỗi tháng. Hy vọng sau một năm để dành có thể trả nợ giúp gia đình và có được một khoản dư làm vốn, nhưng theo lời Long kể thì sau 8 tháng vẫn không gỡ gạc lại được số tiền để làm thủ tục xuất cảnh.
Người lao động vui mừng khi về đến Việt Nam
Rất nhiều lao động Việt Nam cho biết, chẳng có tháng nào họ được trả dủ tiền lương, từ tháng 4 đến tháng 6 – 2014, công ty thậm chí còn nợ lương chỉ cho ứng mỗi tháng 500 tiền Belarus, ăn được vài ngày đã hết.

Sau một thời gian chịu đựng họ đã đình công, hơn 100 lao động Việt Nam trở nên thất nghiệp, vô gia cư vì chủ nhà trọ không cho ở do công ty không đóng tiền, họ đành mòn mỏi chờ công ty Việt Nam sang giải quyết. Đói khát, lạnh lẽo ở trời Tây, họ dọn về sống chung với những người sang lao động trước trong những căn nhà rất chật hẹp.

Đến khoảng ngày 31/7 mới có người của công ty Việt Nam sang viện trợ. Giờ đây, có hai phương án có thể thực hiện đó là thanh lí hợp đồng và về nước hoặc chuyển sang công ty khác làm việc. Còn tiền lương thì công ty sẽ cố gắng sắp xếp để trả nợ nhưng nhiều công nhân vẫn không đồng ý. Một số người đã bị cảnh sát bắt giam vì kiên quyết đứng trước đại sứ quán để đòi quyền lợi và như vậy đã vi phạm hợp đồng với công ty Việt Nam. Quá chản nản và thất vọng, họ quyết định quay trở về nước.

Phó mặc cho số phận

Anh V.V.T có chia sẻ, tính đi chuyến này là chuyến cuối để tích lũy thêm ít vốn làm ăn rồi về quê với gia đình nhưng không ngờ tình trạng lại như thế này, anh sang Belarus từ tháng 6/2013 nhưng chỉ mới gửi về cho gia đình khoảng 1.300 USD. Cuộc sống công nhân ở đây rất cơ cực nhưng nghĩ đến việc đã cầm cố sổ đỏ của ba mẹ và anh chị thì phải cố làm liều thôi, không còn con đường nào quay lại nữa. Nhiều ngày không có việc làm, anh phải đi xin, hái rau cỏ về ăn đỡ cho qua ngày, chỉ còn 1-2 tháng nữa là mùa đông rồi, nhiệt độ rất lạnh chẳng biết thời gian làm được bao nhiêu. 
Bị nợ lương, phải đi xin ăn mỗi ngày

Thư kêu cứu của người lao động 

Ngày 4-9, ông Đỗ Hải Phong – hiện đang phó phòng phụ trách thị trường Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ tại Belarus, Công ty MC bắt đầu xảy ra tình trạng chậm lương từ tháng 4-2014, do một phần là thị trường làm việc cạnh tranh quá khắc nghiệt, công nhân làm việc không hiệu quả, tay nghề chưa cao khiến cho công việc bị đình trệ kéo theo khó khăn cho tài chính.

Theo yêu cầu của Đại sứ quán, thì công ty MC đã nợ ba tháng lương, vi phạm pháp luật lao động của Belarus và họ sẽ thu hồi giấy phép lao động của công ty này. Cục di trú ( Belarus) cho biết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét