Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Tây Ba Lô Dạy Ngoại Ngữ

Một sự xáo trộn trong các trung tâm ngoại ngữ hiện nay là việc, ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các giáo viên nước ngoài đứng lớp phải có giấy phép lao động.

Giáo viên ngoại ngữ người nước ngoài

Nhiều thầy ngoại không đủ chuẩn

Ông Nguyễn Văn Cương, trưởng phòng giáo dục thường xuyên, Sở GDDT- TPHCM cho biết, cần chấn chỉnh gấp tình trạng Tây ba lô được giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ. Chúng ta không thể chấp nhận được tình trạng này, trong khi trong nước có rất nhiều giáo sư, giáo viên tiếng anh giỏi.       
Ở thành phố có khoảng 300 cơ sở dạy ngoại ngữ với hàng trăm giáo viên nước ngoài đứng lớp.Nhưng rất ít trong số đó, có đầy đủ các bằng cấp để có thể giảng dạy, họ chỉ dạy theo quán tính, chưa kể có những người phát âm chưa hoàn toàn chính xác. Những giáo viên người nước ngoài này, chưa hội đủ các điều kiện, cũng như chưa được cấp giấy phép để hành nghề giảng dạy. Số lượng có bằng  cấp đại học hay chuyên môn cũng rất ít.

Chúng tôi đã cho các trung tâm ngoại ngữ với thời gian là 2 tháng để xin giấy phép hoạt động cũng như bổ túc hồ sơ cho các giáo viên của trung tâm. Cơ sở nào không thực hiện đúng sẽ cho tạm ngưng hoạt động, điều này đang gây khá nhiều bức xúc.          

Giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài

Ép thời gian

Theo khảo sát của chúng tôi thì giáo viên nước ngoài chiếm đa số, trung bình có khoảng 5-10 người mỗi trung tâm, kí hợp đồng từ 3-6 tháng mà không bằng cấp chuyên môn hay kinh nghiệm giảng dạy.
Đại diện trung tâm Hội Việt Mỹ, bà Phan Hà Thủy, cho biết: “Chúng tôi hợp tác với Đại học New York, bằng cấp đều do đại học này xét duyệt, nên giáo viên đều có trình độ giảng dạy chuyên nghiệp, tuy nhiên về việc giấy phép lao động chưa có là do thủ tục quá rườm rà, phức tạp".

Dù đã được nhập cảnh, tuy nhiên để có được giấy phép giảng dạy thì giáo viên phải về nước để kí giấy tờ, còn nếu nhờ người nhà thì thủ tục cũng phải mất đến 3 tháng. Tuy nhiên có nhiều người đã có đầy đủ giấy tờ nhưng vẫn còn thiếu con dấu chứng nhận của nước họ tại Việt Nam thì vẫn không được.

Bà Đức Hạnh, đại diện Ila cho biết, đa số giấy phép lao động cho người nước ngoài đều bị vướng mắc ở khâu chứng nhận của lãnh sự Mỹ, chúng tôi cũng đã trình bày những khó khăn này lên Bộ Thương binh- Lao động – Xã hội và đang chờ xét duyệt.

Với những khó khăn đó thì các trung  tâm Anh ngữ đang mất dần đi nguồn lao động dồi dào, họ đi sang nước khác để có cơ hội và điều kiện làm việc tốt hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét